Tiêu chuẩn Đô thị thông minh
Đăng ngày: 14:46 22-11-2018
½ dân số trên thế giới hiện nay đang sinh sống trong thành phố, điều này có nghĩa cơ hội bạn sống trong khu vực thành thì là rất cao, con số này sẽ càng ngày càng tăng lên là 70% vào năm 2050.
Các khu vực thành thị nông thôn chất lượng cuộc sống được cải tiến tại khu vực đó như thế nào, những khu đô thị thông minh có thể kết nối tốt hơn và ổn định hơn thể hiện như thế nào. Bên cạnh đó chúng ta cũng đang đối mặt với sự già đi của dân số và nó cũng đang tăng lên như thế nào. Các tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra lời giải đáp
Hiện này các khu đô thị tiêu thụ tới 70% năng lượng toàn cầu và thải ra lượng khí thải nhà kính liên quan tới lượng năng lượng này. Để giải quyết bài toán này chỉ có tạo mô hình thành phố thông minh mới có thể giảm tác động này.
Thành phố thông minh dựa trên các chiến lược và hệ thống tích hợp và kết nối với nhau để cung cấp hiệu quả các dịch vụ tốt hơn và tăng chất lượng cuộc sống, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả và bảo vệ môi trường.
Một thành phố thông minh không ngừng phấn đấu để cải thiện kết quả bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Nó đáp ứng những thách thức như biến đổi khí hậu, tăng dân số nhanh chóng và bất ổn chính trị và kinh tế bằng cách tham gia với xã hội, áp dụng các phương pháp lãnh đạo hợp tác, làm việc trên các lĩnh vực và hệ thống thành phố, và sử dụng thông tin dữ liệu và công nghệ hiện đại.
Một khía cạnh quan trọng của một cộng đồng thông minh là tích hợp các hạ tầng đô thị như là "một hệ thống các hệ thống". Cho đến nay vẫn chưa thể đảm bảo được sự nhất quán và tích hợp giữa các loại hình hạ tầng đô thị để đáp ứng các yêu cầu đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng vì thực tế các nhà quản lý và điều hành đô thị hiện chỉ tập trung vào việc lắp ghép và ứng dụng các giải pháp cho từng hệ thống hạ tầng đô thị một cách đơn lẻ.
Để đảm bảo tính nhất quán và tích hợp giữa các hạ tầng thông minh cho cộng đồng nói chung, trước hết cần phải làm rõ, sắp xếp và phân bố các chức năng của từng hệ thống hạ tầng dựa trên nhu cầu của một cộng đồng thông minh, sau đó là cần phải xem xét các quan điểm của các bên liên quan và vòng đời hạ tầng.
Do đó, cần có một khuôn khổ mới để phát triển và vận hành của tổng thể một hạ tầng thông minh cho cộng đồng có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đồng thời thiết lập một chức năng thống nhất và đồng bộ cho từng hạ tầng thông minh cho cộng đồng nhằm đạt được sự chia sẻ thông tin cũng như sự đồng thuận giữa các bên liên quan.
Với mục tiêu cụ thể như vậy, Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 "Cộng đồng và thành phố bền vững" đã xây dựng các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) nhằm định hình một khuôn khổ giúp các hạ tầng thông minh cho cộng đồng vận hành tổng thể một cách hiệu quả hơn, xem xét đặc điểm của các hạ tầng này, tức là xem xét một cách có hệ thống hạ tầng thông minh cho cộng đồng, có tính đến sự tham gia của nhiều bên liên quan và vòng đời của hạ tầng. Các tiêu chuẩn này liên quan đến việc phát triển, vận hành và duy trì hạ tầng thông minh cho cộng đồng một cách tổng thể.
Dự thảo 05 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Đô thị thông minh do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 "Cộng đồng và thành phố bền vững" chủ trì biên soạn theo kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia năm 2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.